Chiều 2.11,ácsĩởPhúQuốctậphuấnvềđiềutrịrắncắtop trang cá cược tại TP.Phú Quốc (Kiên Giang), Trung tâm nuôi trồng nghiên cứu chế biến dược liệu - Cục Hậu cần - Quân Khu 9 (Trại rắn Đồng Tâm) phối hợp Phòng khám đa khoa S.O.S Phú Quốc tổ chức tập huấn cho đội ngũ y, bác sĩ về việc điều trị cho bệnh nhân bị rắn cắn.
Buổi tập huấn nhằm giúp đội ngũ y, bác sĩ nâng cao trình độ nhận diện rắn độc cắn, phương pháp điều trị và sử dụng huyết thanh kháng độc cho đúng phác đồ.
Ông Huỳnh Văn Khái, Giám đốc Phòng khám đa khoa S.O.S Phú Quốc, sắp tới sẽ đưa cán bộ về trại rắn Đồng Tâm tập huấn dài hạn để học tập kinh nghiệm, giúp phòng ngừa điều trị cho người dân trên đảo nếu không may bị rắn độc cắn.
Trong khuôn khổ buổi tập huấn, trung tá, BS.CK1 Lê Văn Tâm đã giới thiệu đến các y, bác sĩ các loài rắn, rắn độc và rắn không độc, thông qua các hình ảnh cụ thể của chúng như rắn hổ chúa, rắn hổ mang, hổ mèo, cạp nia, rắn hổ hồng (hay còn gọi là nữ hoàng bóng đêm), rắn chàm quạp, rắn lục đuôi đỏ... Bác sĩ Tâm cũng lưu ý về nguyên tắc điều trị bệnh nhân bị rắn cắn, từ khâu chẩn đoán, nhận dạng vết cắn để xác định loài rắn đã cắn bệnh nhân đến khâu cấp cứu và dùng huyết thanh.
Ngoài ra, bác sĩ Tâm cũng khuyến cáo người dân không nên đi vào các nơi rậm rạp khi không cần thiết, nếu đi thì phải có dụng cụ bảo hộ (ủng, bao tay, nón rộng vành, gậy xua đuổi...). Hạn chế đi ban đêm, không được bắt hoặc đùa với rắn, phát quang bụi rậm quanh nhà.
Khi bị rắn cắn, cần rửa vết cắn, cởi bỏ bớt đồ trang sức ở chi bị cắn, băng ép tại chỗ trở lên gốc chi, đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất và nếu đập chết rắn, mang rắn đến cơ sở y tế để các bác sĩ nhận dạng. Tuyệt đối không nên rạch da gây chảy máu, không garo quá chặt chi bị cắn, không hút nọc, không đắp các loại cây cỏ, hóa chất chườm vết cắn..